- Góc nhìn cấu trúc vận hành của doanh nghiệp
Hình trên kể về một câu chuyện đơn giản như thế này: một doanh nghiệp (khách sạn) đặt ra mục tiêu (GOAL): thu hút nhiều khách hàng hơn ( có nhiều khách đến nghỉ). Chính vì thế, họ đưa ra một dịch vụ (service) : miễn phí nơi đỗ xe.
Để cung cấp được dịch vụ như thế, khách sạn phải chuẩn bị một loạt các quy trình nghiệp vụ: gửi- nhận xe gồm xác thực khách hàng và đưa xe vào bãi ( park car). Đến lúc trả xe, lại phải xác thực chủ xe, nếu đúng thì mới cho lấy xe (retrieve car).
Và có một vai trò mới (business role) valet được sinh ra để thực hiện các công việc trên. Người ta quy định valet phải làm các công việc (business activity): tương ứng với các bước trong quy trình gửi- nhận xe ở trên.
Vậy bây giờ phải tìm người đảm nhận vai trò trên, thế là lại cần đến tổ chức (organization). Và chọn từ một phòng chuyên trách (Front Officer) ra một 2 cá nhân cụ thể: có tên là valet1, valet2. Và đương nhiên rồi, phải có các nguồn lực : garage để phục vụ cho dịch vụ trên. - Góc nhìn ứng dụng công nghệ về cấu trúc vận hành của doanh nghiệp
Câu hỏi đặt ra là, khâu vận hành doanh nghiệp để có được dịch vụ: gửi- nhận xe ở trên ứng dụng công nghệ như thế nào. Các công việc trong quy trình gửi- nhận xe sẽ được hỗ trợ bởi ứng dụng phần mềm Parking Application, phần mềm đó tạo ra các thực thể dữ liệu: khách hàng, ô tô (car), Valet, ... và được cài đặt trên hạ tầng máy chủ Parking App Server
Với 2 sơ đồ trên, bạn đã hình dung ra được cách hiện thực hóa một mục tiêu chiến lược bằng những quy trình nghiệp vụ, cũng như sẽ thấy được cách doanh nghiệp phân rã từng công đoạn trong việc quy hoạch thiết kế từ: chiến lược đến dịch vụ rồi quy trình nghiệp vụ, và cách huy động nguồn lực thực thi.
Ví dụ trên đã sử dụng những khái niệm cơ bản nhất của hệ thống kiến trúc doanh nghiệp (enterprise architecture)
Khái niệm trung tâm là Business Activity, tất cả các khái niệm khác được xây dựng trên nó.
Goals and Outcome: thể hiện các mục tiêu, và giá trị mà doanh nghiệp hướng tới. Là sự quan tâm của các Sponsor và Customer
Service: chỉ ra điều kiện đầu vào, đầu ra để Customer cần để có được outcome mong muốn. Service chính là kết quả của các hoạt động nghiệp vụ (business activity)
Process: chuỗi các business activity, để hoàn thành hoặc để tạo ra một service
Roles, data, resources: là các tài nguyên, công cụ, con người cần thiết để thực hiện process. Role: là nhóm gồm các activity cụ thể
Actors (people)/ Organizations để thực hiện các vai trò, và quản lý tài nguyên cần thiết. Organization
Data entity: lưu lại cái gì đó mà nghiệp vụ cần ghi nhớ
Application Service: các dịch vụ được cung cấp bởi ứng dụng phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ khác, cho phép các hoạt động nghiệp vụ (business activity) thực thi.
Application: là các phần mềm, hoặc cộng cụ hỗ trợ cung cấp Application Service.
Technology / Infrastructure: cung cấp hạ tầng cho phép application hoạt động
Function: là nhóm logic của các business activity, hoặc của các function cấp thấp hơn
Capability: là nhóm logic các khả năng (ability) cho function (bao gồm năng lực về quy trình, nguồn lực,…),
Vậy là các bạn đã làm quen với những khái niệm cơ bản của một phương pháp thiết kế kiến trúc doanh nghiệp. Một bức tranh toàn cảnh thấu suốt từ chiến lược đến từng hoạt động nghiệp vụ hàng ngày --------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tham khảo:
http://grahamberrisford.com/00EAframeworks/EA%20concepts.pdf