Danh mục

Saturday, October 31, 2020

Tìm hiểu kiến trúc doanh nghiệp qua ví dụ đơn giản

 

Kiến trúc hoạt động của một doanh nghiệp

  1. Góc nhìn cấu trúc vận hành của doanh nghiệp  
    Hình trên kể về một câu chuyện đơn giản như thế này: một doanh nghiệp (khách sạn) đặt ra mục tiêu (GOAL): thu hút nhiều khách hàng hơn ( có nhiều khách đến nghỉ). Chính vì thế, họ đưa ra một dịch vụ (service) : miễn phí nơi đỗ xe.


    Để cung cấp được dịch vụ như thế, khách sạn phải chuẩn bị một loạt các quy trình nghiệp vụ
    gửi- nhận xe gồm xác thực khách hàng đưa xe vào bãi ( park car). Đến lúc trả xe, lại phải xác thực chủ xe, nếu đúng thì mới cho lấy xe (retrieve car).
    Và có một vai trò mới (business role)  valet được sinh ra để thực hiện các công việc trên. Người ta quy định valet phải làm các công việc (business activity): tương ứng với các bước trong quy trình gửi- nhận xe ở trên.

    Vậy bây giờ phải tìm người đảm nhận vai trò trên, thế là lại cần đến tổ chức (organization). Và chọn từ một phòng chuyên trách (Front Officer) ra một 2 cá nhân cụ thể: có tên là valet1, valet2. đương nhiên rồi, phải có các nguồn lực : garage để phục vụ cho dịch vụ trên.

  2. Góc nhìn ứng dụng công nghệ về cấu trúc vận hành của doanh nghiệp 
    Câu hỏi đặt ra là, khâu vận hành doanh nghiệp để có được dịch vụ:
    gửi- nhận xe ở trên ứng dụng công nghệ như thế nào. Các công việc trong quy trình  gửi- nhận xe sẽ được hỗ trợ bởi ứng dụng phần mềm Parking Application, phần mềm đó tạo ra các thực thể dữ liệu: khách hàng, ô tô (car), Valet, ... và được cài đặt trên hạ tầng máy chủ Parking App Server 

     Với 2 sơ đồ trên, bạn đã hình dung ra được cách hiện thực hóa một mục tiêu chiến lược bằng những quy trình nghiệp vụ, cũng như sẽ thấy được cách doanh nghiệp phân rã từng công đoạn trong việc quy hoạch thiết kế từ: chiến lược đến  dịch vụ rồi quy trình nghiệp vụ
    , và cách huy động nguồn lực thực thi.

    Ví dụ trên đã sử dụng những khái niệm cơ bản nhất của hệ thống kiến trúc doanh nghiệp (enterprise architecture)


     

    Khái niệm trung tâm là Business Activity, tất cả các khái niệm khác được xây dựng trên nó.
    Goals and Outcome: thể hiện các mục tiêu, và giá trị mà doanh nghiệp hướng tới.  Là sự quan tâm của các Sponsor và Customer
    Service: chỉ ra điều kiện đầu vào, đầu ra để Customer cần để có được outcome mong muốn. Service chính là kết quả của các hoạt động nghiệp vụ (business activity)
    Process: chuỗi các business activity, để hoàn thành hoặc để tạo ra một service
    Roles, data, resources: là các tài nguyên, công cụ, con người cần thiết để thực hiện process. Role: là nhóm gồm các activity cụ thể
    Actors (people)/ Organizations để thực hiện các vai trò, và quản lý tài nguyên cần thiết. Organization
    Data entity: lưu lại cái gì đó mà nghiệp vụ cần ghi nhớ
    Application Service: các dịch vụ được cung cấp bởi ứng dụng phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ khác, cho phép các hoạt động nghiệp vụ (business activity) thực thi.
    Application: là các phần mềm, hoặc cộng cụ hỗ trợ cung cấp Application Service.
    Technology / Infrastructure: cung cấp hạ tầng cho phép application hoạt động
    Function: là nhóm logic của các business activity, hoặc  của các function cấp thấp hơn
    Capability: là nhóm logic các khả năng (ability) cho function (bao gồm năng lực về quy trình, nguồn lực,…),

    Vậy là các bạn đã làm quen với những khái niệm cơ bản của một phương pháp thiết kế kiến trúc doanh nghiệp. Một  bức tranh toàn cảnh thấu suốt từ chiến lược  đến từng hoạt động nghiệp vụ hàng ngày  --------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Tham khảo:
    http://grahamberrisford.com/00EAframeworks/EA%20concepts.pdf

Tuesday, February 7, 2017

what is the solution

Kết quả của quá trình phân tích nghiệp vụ (Business Analysis) là giải pháp được đề xuất. Vậy giải pháp (solution) là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này
What is the solution
  • Giải pháp (solution) là tập hợp những thay đổi về trạng thái của một tổ chức, doanh nghiệp theo hướng tốt lên. Solution đề ra cách thức để đạt được các yêu cầu nghiệp vụ, giải quyết các vấn đề tồn đọng đang gặp phải, hoặc đem lại lợi thế mới cho các cơ hội.
  • Solution thường bao gồm nhiều thành phần có quan hệ tương tác cơ hữu với nhau. Đó có thể là các hệ thống phần mềm, dịch vụ web. Solution cũng có thể là các quy trình mới, các quy tắc hoạt động mới, hay cầu trúc tổ chức mới. Trong nhiều trường hợp solution định nghĩa lại các vai trò trong tổ chức, hoặc nguồn lực bên trong bên ngoài. Rộng hơn, solution là bất kỳ cách thức nào làm tăng năng lực cần thiết cho tổ chức.
Phân tích nghiệp vụ nhằm xác định rõ, hoặc đề xuất các giải pháp tối ưu trên cơ sở thời gian, chi phí, mà tổ chức đang có.


Thursday, February 2, 2017

What is the Business Analysis

Trong dự án phần mềm, việc hiểu đúng, và rõ về yêu cầu nghiệp vụ, yêu cầu chức năng, là một nhân tố quyết định cho thành công của dự án. Business Analysis là công việc làm sáng tỏ yêu cầu, là tiền đề để xác định nguồn lực, thời gian, chất lượng của sản phẩm trong dự án.
Trong bài này, chúng ta cùng trả lời câu hỏi "Phân tích nghiệp vụ là gì" ở mức tổng quan. Hình vẽ sau cho bạn bức tranh toàn cảnh:



Một tổ chức (Organization), hoặc đơn vị tổ chức thường có hai cách nhìn
  • ·        Static Organization : theo cách này, tổ chức được hiểu theo cách, nó được tạo nên bởi các bộ phận nào, có những chính sách gì, cách thức hoạt động ra sao (quy đinh, nội quy,….). Tức là góc nhìn tĩnh, cho ta thấy cấu trúc vật lý, hành chính nhiều hơn.
  • ·        Dynamic Organization: mỗi tổ chức đều có
o   Goals:  là những định hướng chiến lược, dung làm tôn chỉ cho các hoạt động hướng tới
o   Objective : là những kế hoạch, mục tiêu cụ thể cần đạt được trong một thời gian xác định
o   Mỗi khi kế hoạch được đưa ra, có thể thành lập tạm thời các tổ chức mới (Functional Unit) để thực hiện. Các tài nguyên (con người, tài chính, hạ tầng,…) được lấy từ phòng ban, hạ tầng chung
Business Analysis : là tập hợp các công việc, kỹ thuật tìm hiểu nghiệp vụ tổ chức. Nhằm hiểu rõ hiện trạng của tổ chức, và đề xuất các giải pháp giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đặt ra. Đầu ra của BA là tài liệu phân tích hiện trạng hoạt động, trạng thái các nguồn lực, các đề xuất,…
Business Analyst (BA) : (người phân tích nghiệp vụ), là một vai diễn trong vở kịch dự án phần mềm. Họ có thể là Project Manager, Tester, Coder, Product Owner,… với vai trò: làm sáng tỏ các yêu cầu về dự án, làm sáng tỏ nghiệp vụ ,…..
BA tìm hiểu tổ chức và nghiệp vụ, thông qua cách làm việc (phỏng vấn,…) với thành viên của tổ chức đó, hoặc có thể qua các tài liệu được cung cấp. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật, công nghệ, lấy dữ liệu ,…. BA đưa ra được trạng thái tổ chức hiện tại đang hoạt động ra sao, hoặc các mong muốn cải tiến, hoặc các issue gặp phải từ tổ chức.
BA  cũng làm việc với đội dự án, nhằm thống nhất các yêu cầu cho dự án. Họ giao tiếp với các thành viên khác, đưa ra work product ( tài liệu văn bản, hình vẽ,…) cùng thống nhất cách hiểu về yêu cầu dự án
……
Trong bài sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số thuật ngữ cơ bản của lĩnh vực Phân Tích Nghiệp Vụ, trước khi đi sâu vào xây dựng quy trình.