Danh mục

Friday, January 13, 2017

What is the requirement


Requirements là một trong những khái niệm cơ bản nhất của dự án phần mềm. Nó là kết quả của quá trình phân tích nghiệp vụ, là đầu bài trong bài toán đi tìm giải pháp phần mềm cho một tổ chức, một doanh nghiệp.
Theo định nghĩa của BABOK, Requirement là:
  1. điều kiện, hoặc năng lực cần thiết cho những người liên quan (stakeholder) để giải quyết vấn đề gặp phải, hoặc để đạt được mục tiêu đề ra
  2. điều kiện, hoặc năng lực thỏa mãn, hoặc đề xuất bởi giải pháp, hoặc một phần giải pháp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn( standard), các đặc tả (specification),  hoặc các cam kết nào khác
  3. là tài liệu thể hiện (1), or (2)
Requirements mô tả hiện tại của vấn đề, hoặc các mong muốn cho tương lai, nghĩa là nó có thẻ ở dạng đề xuất mới chưa từng có.Requirement, là kết quả trong qua trình thu thập, đánh giá các đối tượng:
  1. Enterprise : là một hệ thống của một hoặc nhiều thành phần của tổ chức và giải pháp tổ chức đó sử dụng để nắm bắt được các mục đích chung (goal)
  2. Solution : xem bài trước
  3. Stakeholder: những người liên quan đến giải pháp: người dùng, người tư vấn,.
Mỗi đối tượng được liệt kê ở trên, gắn liền với các loại Requirement khác nhau (xem sơ đồ trên)
Sau đây là các loại requirement:
  1. Business Requirements:  xét trên tổng thể của enterprise, các mục đích (goal), mục tiêu(objective), nhu cầu của tổ chức chính là BR. BR vừa là mục tiêu mà giải pháp phải hướng tới, vừa được dùng để đo mức độ thành công
  2. Stakeholder Requirements: quá trình làm việc với stakeholder, để xác định nhu cầu, mong muốn, cũng như vạch ra cách các stakeholder tương tác giải pháp, cho chúng ta Stakeholder Requirements.
  3. Solution Requirements: mô tả các đặc tính mà giải pháp sẽ có, cần có để thỏa mãn 2 yêu cầu trên (BR+ Stakeholder Requirements).
    • Functional Requirements: mô tả các phẩm chất, thông tin mà giải pháp quản lý. FR chính là các chức năng mà sản phẩm của giải pháp cần có.
    • Nonfunctional Requirements: mô tả các điều kiện không ảnh hưởng trực tiếp tới các chức năng.Thực chất, loại yêu cầu này, nói nhiều tới môi trường chạy giải pháp.
  4. Transition Requirements mô tả các năng lực cần thiết của giải pháp  để giúp tổ chức thay đổi từ trạng thái hoạt động hiện tại, tới trạng thái tương lai. Ví dụ: để sử dụng hệ thống mới, một số quy trình làm việc, kỹ năng của nhân viên phải thay đổi.
Kết luận: trên đây các bạn vừa tìm hiểu khái niệm requirements. Ứng với mỗi loại quy trình : Business Analysis, Requirements analysis, .. có đối tượng tác động, và kết quả là các lại yêu cầu khác nhau được đưa ra. 

1 comment: